“Trường Đoàn Lý Tự Trọng 40 năm hình thành và phát triển” – TRƯỜNG ĐOÀN NHỮNG NGÀY ĐẦU THÀNH LẬP
N?m 1973, ch? tr??ng c?a ??ng là d?n s?c chu?n b? cho tình hình ??u tranh chính tr? gay go, quy?t li?t. Trong b?i c?nh ?y, tình hình s? không ph?i là nh?ng l?p chính tr? nh? ít c?nh b? m??ng, h? bom, ng? ??t, ng? h?m nh? giai ?o?n chi?n tranh ác li?t n?a, chúng ta s? có khung c?nh t??ng ??i yên ?n h?n và nhu c?u r?t to l?n ph?i ?ào t?o hàng lo?t cán b? ho?t ??ng sát cánh, ngay trong vùng ??ch, ??u tranh chính tr? h?ng ngày v?i ??ch.
Năm 1973, chủ trương của Đảng là dồn sức chuẩn bị cho tình hình đấu tranh chính trị gay go, quyết liệt. Trong bối cảnh ấy, tình hình sẽ không phải là những lớp chính trị nhỏ ít cạnh bờ mương, hố bom, ngủ đất, ngủ hầm như giai đoạn chiến tranh ác liệt nữa, chúng ta sẽ có khung cảnh tương đối yên ổn hơn và nhu cầu rất to lớn phải đào tạo hàng loạt cán bộ hoạt động sát cánh, ngay trong vùng địch, đấu tranh chính trị hằng ngày với địch. Do vậy mà phải chuyển quy mô lên thành Trường.
Trong cuộc họp quyết định thành lập trường các đồng chí lãnh đạo Thành ủy và Thành Đoàn tham khảo ý kiến về vấn đề chọn tên và mọi người đều nhất trí trường được mang tên anh hùng Lý Tự Trọng – Người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên với câu nói bất hủ “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, chứ không thể có con đường nào khác”.
(Học viên trường Đoàn LTT tại Thanh An 1973)
Trường chia thành 2 phân hiệu: Đô thị và Nông thôn. Phân hiệu đô thị chịu trách nhiệm mở lớp bồi dưỡng thanh niên đô thị (gồm sinh viên, học sinh, công nhân lao động đô thị…) do đồng chí Lê Hiếu Đằng phụ trách. Phân hiệu nông thôn chịu trách nhiệm mở lớp cán bộ cho cán bộ xã Đoàn, huyện Đoàn và cơ sở thanh niên nông thôn, do đồng chí Trần Hưng Đoàn phụ trách.
Phân hiệu đô thị mang bí số B2a phân hiệu nông thôn mang bí số là B2b. Lúc này các cánh, các bộ phận của Thành Đoàn đều mang bí số ngụy trang để tránh bị địch phát hiện (B2 là bí số của Ban tuyên huấn Thành Đoàn). Trước khi thành lập Trường, việc giáo dục chính trị thường do Tổ huấn học của Ban Tuyên huấn Thành Đoàn đảm nhiệm. Do quy mô Trường lớn lên, cho nên đồng chí 5 Nghị (Bí thư) trực tiếp vai trò Hiệu Trưởng.
(Học viên trường Đoàn LTT tập văn nghệ ở Thanh An 1973)
Trong bộ khung của trường lúc bấy giờ có hai bộ phận chính. Một bộ phận phụ trách chuyên môn, lo việc học tập gồm chuẩn bị tài liệu, đề cương, mời giảng viên (thường là các đồng chí ủy viên Thường vụ Thành Đoàn, có lúc tăng cường thêm các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, giảng viên trường Đảng). Bộ phận thứ 2 phụ trách hậu cần, phục vụ như ăn, ở, điều động học viên tránh địch càn, bom pháo…khi tình hình động và lo việc bảo vệ căn cứ, bảo vệ học viên. Tuy nhiên, khi không có lớp thì bộ phận chuyên môn cũng tham gia vào việc xây dựng căn cứ (làm nhà, đào hầm. đào giếng, tải lương thực…). khi tình hình động, lớp phải dời căn cứ giữa chừng thì cả học viên cũng tham gia vào công tác hậu cần, xây dựng căn cứ…
Sau khi Thành Đoàn quyết định thành lập trường chính thức đặt tên là Lý Tự Trọng, chia là hai bộ phận (phân hiệu) đô thị (B2a) và nông thôn (B2b) thì bắt tay vào việc xây dựng căn cứ hai nơi này để chuẩn bị mở lớp.
(Các giao liên nhỏ tuổi dũng cảm đưa CB chiến sĩ Thành Đoàn từ nội thành về căn cứ học tập)
B2a (đô thị), đóng ở bờ Đông sông Sài Gòn, cách cầu Rạch Sơn không xa lắm. Ở đây xây dựng một hội trường lớp độ 100 mét vuông để dự trù cho số lượng học viên cỡ năm chục người. Ngoài ra các nhà nhỏ nấp dưới tán cây và kế liền bên hầm trú ẩn tránh bom, pháo. Các nhà này dùng cho các học viên ở, bố trí khuất các lùm bụi để không nhìn thấy nhau, đảm bảo nguyên tắc “ngăn cách bí mật”.
(Các CB Chiến sĩ Thành Đoàn về căn cứ Củ Chi học tập năm 1963)
B2b (nông thôn) thì đóng và sửa sang lại một căn cứ cũ gần lộ 14 (đường đi Bến Cát) của Phân Khu Đoàn Phân Khu 6 (địa bàn Phân Khu Đoàn 6 là phía Bắc Sài gòn, từ Củ Chi trở ra). Phân hiệu nông thôn về sửa chữa căn cứ này xong thì mở lớp ngay, số lượng học viên chỉ độ mươi người và thời gian khóa học chỉ độ nữa tháng. Học viên là các Bí thư xã Đoàn của huyện Củ Chi và cán bộ đoàn thuộc các xã ở Củ Chi. Lớp này coi như là khóa 1 của phân hiệu nông thôn, vừa xong thì nghe báo tình hình khu vực này sắp bị “động” (tức địch sẽ mở cuộc càn quét), tất cả cán bộ, nhân viên, chiến sĩ được lệnh nhổ trại dời lên Thanh An xây dựng căn cứ mới cho Trường.
(Giao liên nam nữ dũng cảm đưa CB chiến sĩ Thành đoàn từ nội thành về căn cứ học tập)
Khi lên căn cứ Thanh An thì hai phân hiệu và ban Tuyên huấn đều nhập lại, chỉ lấy bí số chung là B2 như trước.
Sau đó, trường mở thêm lớp ngắn ngày (khoảng 1 tháng) cho số học viên là cán bộ đoàn nông thôn về học, kể như đây là lớp nông thôn khóa 2.
Tiếp đó, trường mở hai lớp: “Chiến thắng”, là lớp bồi dưỡng cho số anh chị em trong nhà tù địch được trao trả về theo hiệp định Paris 1973. Lúc này, anh chị em về tập kết ở Lộc Ninh rất đông, đưa xuống cho Thành ủy Sài Gòn, vì quá đông, trường Đảng của Thành ủy không tiếp nhận hết nên chia bớt một phần sang Trường Đoàn Lý Tự Trọng của Thành Đoàn. Sở dĩ gọi là lớp “Chiến thắng” vì tất cả học viên đều là các đồng chí từ nhà tù của địch, được địch trao trả lại cho bên ta theo quy định của hiệp định Paris năm 1973. Lúc đó, ngôn ngữ chính thức được dùng để chỉ số anh chị em này là “những đồng chí từ lao tù địch đã đấu tranh chiến thắng trở về”. Chữ “Chiến thắng” rút ra từ câu ấy.
(Đ/c Nguyễn Văn Linh giảng về đường lối cách mạng miền Nam cho CB Thành Đoàn trong căn cứ)
Lớp “Chiến thắng” 1 có khoảng 30 học viên, tất cả đều là cán bộ đoàn, đoàn viên, thành viên của Thành Đoàn, có cả một ít của địa phương khác, được trao trả về Ninh Lộc rồi đưa về Thành đoàn và dự lớp học do Trường Đoàn tổ chức.
Lớp “Chiến thắng” 2 học viên không phải là đối tượng của Thành Đoàn và trường Đoàn. Hầu hết là cán bộ công tác ở nhiều ban, ngành và địa phương của thành phố bị tù về (có binh vận, an ninh, kinh tài, công tác địa phương…). Do về quá đông, Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ không chứa xuể, gởi nhờ trường Đoàn mở lớp hộ, nhưng chương trình nội dung giảng dạy và giảng viên do trường Đảng Nguyễn Văn Cừ đảm nhiệm. Trường Đoàn chỉ giúp lo khâu ăn ở, phân chia các tổ, bố trí và hướng dẫn thảo luận tổ, ghi nhận và phản ánh tình hình tư tưởng học viên, kết quả tiếp thu học tập của học viên cho trường Đảng. Xen kẽ giữa 2 lớp “Chiến thắng”, trường tổ chức một vài lớp bồi dưỡng ngắn ngày cho một số ít cán bộ, đoàn viên.
Sau lớp “Chiến thắng”, trường Đoàn tạm thu xếp lên đường tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Tất cả cán bộ được phân công ráp vào các mũi giáp công tiến về Sài Gòn, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.