“Trường Đoàn Lý Tự Trọng 40 năm hình thành và phát triển” – HỆ THỐNG BÀI GIẢNG 73 – 75
Năm 1973 – 1974 chủ trương của Đảng là dồn sức chuẩn bị cho tình hình đấu tranh chính trị gay go, quyết liệt trong bối cảnh liên hiệp, trung lập, ba thành phần (lúc này chưa xuất hiện thời cơ tổng tiến công tiêu diệt toàn bộ thế lực của địch để thống nhất đất nước).
HỆ THỐNG BÀI GIẢNG TRƯỜNG ĐOÀN LÝ TỰ TRỌNG
Giai đoạn trước 1973 đến 1975
Năm 1973 – 1974 chủ trương của Đảng là dồn sức chuẩn bị cho tình hình đấu tranh chính trị gay go, quyết liệt trong bối cảnh liên hiệp, trung lập, ba thành phần (lúc này chưa xuất hiện thời cơ tổng tiến công tiêu diệt toàn bộ thế lực của địch để thống nhất đất nước).
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết (1973), tình hình tương đối ổn định, theo dự kiến sẽ không phải là những lớp chính trị nhỏ, ít học viên bên cạnh bờ mương, hố bom, nằm hầm ngủ đất, vừa học tập vừa tránh bom, tránh địch càn mà là nhu cầu đào tạo được nâng cao, phải đào tạo hàng loạt cán bộ hoạt động sát cánh ngay trong lòng địch, đấu tranh chính trị trực diện với kẻ thù, giữ vững lý tưởng và khí tiết cách mạng.
Trường Đoàn Lý Tự Trọng sau khi thành lập (26/3/1973) thực hiện ngay nhiệm vụ mở lớp huấn luyện cho đoàn viên và cán bộ Đoàn, trang bị lý luận vững chắc và truyền đạt những thực tế sinh động để bước vào cuộc tổng tiến công chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn đất nước.
A. CÁC BÀI GIẢNG CƠ BẢN (biên soạn dựa trên cơ sở bài giảng của Trung ương Đoàn và Thành ủy):
1. Đường lối cách mạng Việt Nam.
2. Giai cấp – đấu tranh giai cấp.
3. Đạo đức và khí tiết cách mạng.
4. Năm bước công tác vận động quần chúng.
5. Lịch sử Đảng.
6. Năm phong trào.
7. Công tác tổ chức.
8. Công tác Đoàn trong thanh niên.
B. CÁC BÀI GIẢNG RIÊNG BỔ SUNG THEO ĐỐI TƯỢNG:
1. Quân sự – bài “Đường lối quân sự của Việt Nam”.
2. Binh vận – Công tác binh vận.
3. Vũ trang.
4. Giao liên.
5. Công nhân lao động.
6. Sinh viên học sinh.
7. Nông thôn.
8. Đô thị.
C.- CÁC ĐỒNG CHÍ Ở NỘI THÀNH PHẢI HỌC THÊM:
1. Khí tiết cách mạng.
2. Công tác bí mật.
3. Phương pháp tránh bị lộ bí mật.
4. Phương pháp tránh bị địch theo dõi, phát hiện.
5. Phương pháp tránh bị địch bắt.
6. Năm bước công tác.
7. Năm phong trào.
D.ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG BIÊN SOẠN TỪ CÁC GIÁO TRÌNH CỦA TRƯỜNG ĐẢNG NGUYỄN VĂN CỪ (THÀNH ỦY):
1. Giáo trình dành cho học viên trình độ trung cấp.
2. Giáo trình cho học viên trình độ cao cấp.
3. Chủ nghĩa Mác – Lênin.
4. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
5. Chủ nghĩa duy vật lịch sử.
6. Tuổi trẻ Các – Mác.
7. Tình bạn vĩ đại và cảm động của Mác và Ăngghen.
8. Vai trò của quần chúng và cá nhân lịch sử.
9. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
10. Giai cấp – Đấu tranh giai cấp, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
E.- NGOÀI CÁC BÀI GIẢNG, TRƯỜNG ĐOÀN CÒN TỔ CHỨC CÁC BUỔI NGOẠI KHÓA
1. Báo cáo điển hình: Do học viên trình bày rút ra từ thực tiễn công tác:
a. Tuyên truyền vận động
b. Phát triển tổ chức ở nội thành
c. Công tác diệt ác, phá kiềm của các đồng chí biệt động
d. Phương pháp đấu trí với địch khi bị bắt, bị thẩm vấn để che dấu bí mật của cách mạng
e. Thái độ dũng cảm chịu đựng khi bị tra tấn cực hình
f. Các cuộc vượt ngục trốn thoát gan dạ, mưu trí…
2.- Chiếu phim nhằm công tác tuyên truyền:
– Nổi gió
– Vĩ tuyến 17 ngày và đêm
– Chị Dậu
– Một ngày Hà Nội
– Rừng Xà nu
– Đường lên phía trước
– Nguyễn Văn Trỗi
– Trần Quốc Toản
– Các phim Liên Xô
F. GIẢI TRÍ
1. Văn nghệ do đoàn văn công biểu diễn
a. Kịch: Đâu có giặc là ta cứ đi.
b. Cải lương: Ngày tàn của bạo chúa.
2. Bích báo.
3. Sách tiểu thuyết, sách văn học.